Ở nước ta, mặc dù có nhiều nghiên cứu về mô hình vật lý cửa sông - ven biển đã được tiến hành, nhưng điểm chung của các nghiên cứu này là hiện nay không có bộ tiêu chuẩn và định mức riêng cho lĩnh vực này. Do vậy, khi áp dụng vào thực tế còn tồn tại nhiều bất cập, không đảm bảo chặt chẽ về mặt kỹ thuật, không có căn cứ đầy đủ để lập đề cương - dự toán nhiệm vụ cần nghiên cứu. Bài báo sẽ trình bày tóm lược về các vấn đề chính trong xây dựng tiêu chuẩn cơ sở và định mức kinh tế - kỹ thuật thí nghiệm mô hình thủy động lực công trình vùng cửa sông, ven biển. Đó là nhiệm vụ rất có ý nghĩa về mặt khoa học cũng như đáp ứng được nhu cầu thực tiễn hiện nay đối với lĩnh vực nghiên cứu.
Assessing the influence of human activities on flash flood susceptibility in mountainous regions of Vietnam
,
a Center for Space and Remote Sensing Research, National Central University, 300 Zhongda Road, Zhongli District, Taoyuan City 320317, Taiwan
b The National Key Laboratory of River and Coastal Engineering, Vietnam Academy for Water Resources, 171 Tay Son Street, Dongda District, Hanoi 100000, Viet Nam
Received 14 September 2023, Revised 28 November 2023, Accepted 8 December 2023, Available online 14 December 2023, Version of Record 14 December 2023.
Khoảng thời gian từ 6/2016 tại bãi biển phía Bắc của Quy Nhơn, sau khi có công trình lấn biển tại khu vực Mũi Tấn đã xuất hiện hiện tượng ô nhiễm bùn đen, ảnh hưởng rất lớn đến môi trường và hoạt động du lịch, tắm biển. Không những vậy, công trình này đã tác động gây xói lở đoạn bờ biển dài khoảng 300m (từ sát cuối bãi lấn biển về phía Nam), chỉ tính trong giai đoạn 2016-2019 bãi đã bị xói vào trung bình khoảng 12-15m, lớn nhất đạt khoảng 25m, khiến cho đoạn đường Xuân Diệu tại khu vực này bị đe dọa nghiêm trọng, đã xuất hiện tình trạng sụt lún và xô lệch hệ thống chân kè bờ. Chính vì vậy, năm 2017, UBND tỉnh Bình Định đã thực hiện một nhiệm vụ nghiên cứu nhằm tìm ra nguyên nhân xuất hiện bùn đen ở bãi biển Quy Nhơn, từ đó đề xuất giải pháp để giảm thiểu ô nhiễm và chống xói lở cho đoạn bờ đang bị đe dọa. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra nguyên nhân và giải pháp đề xuất đã được ứng dụng vào thực tế (thi công năm 2019-2020). Bài báo sẽ tóm lược lại một số kết quả của nhiệm vụ nghiên cứu và đánh giá về hiệu quả của giải pháp kể từ khi đi vào hoạt động cho đến nay.
Nhằm tăng khả năng thoát lũ của sông Hồng, giải pháp nạo vét, hạ thấp cao độ các bãi sông đã được đề xuất. Tuy nhiên, cơ sở lý luận và thực tiễn để chứng minh cũng như đánh giá hiệu quả của giải pháp trên vẫn chưa rõ ràng. Nội dung bài báo này kế thừa một số kết quả nghiên cứu trước đây nhưng có cập nhật các thông số mới về đặc trưng hình học, hình thái lòng dẫn của đoạn sông đại diện trê sông Hồng, từ đó đưa ra kết quả nghiên cứu đầy đủ hơn để đánh giá hiệu quả cũng như giới hạn của giải pháp nạo vét, hạ thấp cao độ các bãi sông đối với việc cải thiện khả năng thoát lũ trên sông Hồng.
Bài báo này, trình bày tóm tắt kết quả nghiên cứu trên mô hình vật lý về chế độ thủy lực nối tiếp dòng chảy do mực nước hạ lưu thay đổi và đề xuất giải pháp đảm bảo an toàn tiêu năng phòng xói cho đập dâng Bảy Yển trên sông Kôn - Hà Thanh, Bình Định.
Tính toán dự báo diễn biến lòng dẫn trên hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình trong điều kiện tự nhiên và có xét đến quá trình xói phổ biến do xây dựng các hồ chứa thượng du đã được thực hiện từ nhiều năm trước...
Trong công tác quản lý phòng chống lũ lụt thời gian gần đây, dưới sự hỗ trợ kỹ thuật của các chuyên gia Nhật bản, khái niệm và phương pháp lập quy hoạch lũ tổng hợp do tổ chức khí tượng thế giới (WMO) xây dựng và phát triển đã được bắt đầu áp dụng ở 1 vài lưu vực sông của Việt Nam...
Dòng chảy sau tuynel tháo lũ có áp mang đặc tính của dòng tia với mức độ rối rất cao, việc mô phỏng hoặc tính toán năng lượng thừa sau cửa ra tuynel nhằm xác định mức độ tác đông tới lòng dẫn và các công trình ở hạ lưu là rất cần thiết...
Chế độ vận hành các hồ chứa thượng nguồn hệ thống sông Hồng, biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng có tác động rất lớn đến tình hình nhiễm mặn các sông ven biển Bắc Bộ. Diễn biến mực nước trong mùa kiệt và mức độ nhiễm mặn thay đổi làm ảnh hưởng đến khả năng lấy nước của các công trình thủy lợi vùng ven biển.
Trong những năm gần dây, lòng sông Hồng liên tục bị hạ thấp, hiện tượng này đã dẫn đến các thay đổi đột biến về chế độ thủy văn, thủy lực và hình thái lòng dẫn của sông Hồng. Hệ quả tiếp theo của các thay đổi trên đã gây bất lợi đối với ổn định dòng sông cũng như đến các hoạt động quản lý khai thác dòng sông và phòng chống thiên tai trên lưu vực sông Hồng...
Tiêu năng dòng mặt gắn liền với bậc thụt, áp dụng phù hợp cho các công trình ngăn sông có điều kiện địa chất là đá phong hóa vừa đến phong hóa, là hình thức tiêu năng có nhiều ưu điểm: hiệu quả tiêu năng không kém nhiều so với tiêu năng dòng đáy, đạt tới 65% nhưng chiều dài sân sau ngắn hơn (1/2÷1/5 ) lần, đồng thời lưu tốc ở đáy nhỏ nên chiều dày sân sau nhỏ, thậm chí trên nền đá không cần làm sân sau...
Xây dựng các công trình để chỉnh trị dòng chảy và bảo vệ bờ sông, bờ biển nhằm mục đích hạn chế, đi đến loại trừ các tác động bất lợi do sông, biển gây ra. Việt Nam với hệ thống sông ngòi chằng chịt và đường bờ biển trải dài dọc 29 tỉnh/TP nên có số lượng công trình chỉnh trị, bảo vệ bờ rất lớn và đa dạng về kết cấu, chủng loại...
Bài báo này giới thiệu kết quả phân tích số liệu thực đo tại các trạm thuỷ văn thượng nguồn sông Thao, sông Đà, sông Lô trong các giai đoạn 1972-1986 và 1987-2010. Đồng thời phân tích kết quả thực đo địa hình trong các năm 2000-2009-2012. Kết quả phân tích cho thấy sự biến đổi lớn về chế độ thuỷ văn và lòng dẫn hạ du sau khi hệ thống hồ chứa thượng nguồn đi vào hoạt động.