Trong thời gian gần đây, có nhiều cơn bão lớn (bão mạnh, siêu bão) đã liên tiếp xảy ra trên thế giới, gây thiệt hại lớn về người và tài sản, ví dụ như bão Katrina (Hoa Kỳ năm 2005), bão Nargis (Myanmar năm 2008), bão Bopha (Philippines năm 2012),…. Đặc biệt, siêu bão Hayan năm 2013 là cơn bão mạnh nhất đổ bộ vào Philippines với tốc độ gió mạnh trên cấp 17, nước dâng cao tới 7m đã làm hơn 6.000 người chết và phá hủy nghiêm trọng cơ sở hạ tầng. Từ thực tế các cơn bão đã xảy ra và dự báo về khả năng xuất hiện nước dâng cao trong bão mạnh và siêu bão ở vùng ven biển Việt Nam. Bài báo dưới đây tóm tắt một sốkết quả nghiên cứu ban đầu về khả năng ngập lụt khi xảy ra nước dâng trong bão mạnh và siêu bão ở vùng ven biển các tỉnh: Thanh Hóa, Thừa Thiên Huế, Quảng Ngãi.
1. MỞ ĐẦU
Nước dâng do bão là hiện tượng thiên tai nguy hiểm đã xảy ra tại nhiều vùng ven biển trên thế giới cũng như suốt chiều dài của dải bờ biển Việt Nam. Các tư liệu cho thấy đã có nhiều cơn bão hoặc siêu bão gây nước dâng kết hợp triều cường làm ngập lụt lớn cho vùng cửa sông, ven biển trên diện tích rộng. Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa và thuộc một trong những ổ bão lớn nhất trên thế giới. Hàng năm có khoảng gần 10 cơn bão và áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng đến nước ta. Ở nước ta, nước dâng do bão cũng đã gây rất nhiều thiệt hại về người và của. Theo số liệu thống kê đã có cơn bão Kelly năm 1981, đổ bộ vào Quỳnh Lưu – Nghệ An gây ra nước dâng cao từ 2,8 – 3,2 m; năm 1985 cơn bão Andy gây ra nước dâng cao nhất tại cửa Dĩnh (Quảng Bình) là 1,7 m và cơn bão Cecil gây ra nước dâng lớn nhất tại Thừa Thiên Huế là 2,5 m; cơn bão Wayne năm 1986 gây ra nước dâng lớn nhất tại cửa Trà Lý (Thái Bình) là 2,3 m; năm 1987 cơn bão Betty gây ra nước dâng lớn nhất tại Quỳnh Phượng (Nghệ An) là 2,5m; năm 1989 nước dâng lớn nhất do cơn bão Irving gây ra tại Sầm Sơn (Thanh Hóa) là 2,9 m; cơn bão DAN (1989) khi đổ bộ vào Quảng Bình gây nước dâng cao 3,4 m tại Cửa Việt;
Phân tích số liệu cho thấy trong 50 năm qua bão mạnh tại khu vực Biển Đông tăng nhẹ, bão rất mạnh có xu hướng tăng. Đặc biệt những năm gần đây bão cường độ mạnh có xu hướng gia tăng rõ rệt do tác động của Biến đổi khí hậu toàn cầu , đã có nhiều cơn bão với cường độ mạnh cấp 12-13 đổ bộ vào khu vực Trung Bộ và gây ra những thiệt hại lớn về người và tài sản. Do đó vấn đề dự báo nước dâng trong bão và phạm vi ngập lụt do nước dâng là rất cần thiết để phục vụ việc triển khai xây dựng kế hoạch và các biện pháp phòng tránh thiên tai do ngập lụt ở vùng ven ven biển.
Dưới đây sẽ giới thiệu kết quả tính toán bước đầu để dự báo khả năng ngập lụt khi xảy ra nước dâng do bão mạnh, siêu bão ở một số vùng ven biển Việt nam thuộc các tỉnh Thanh Hóa, Thừa Thiên Huế, Quảng Ngãi.
2. PHƯƠNG PHÁP VÀ KỊCH BẢN TÍNH TOÁN
2.1 Sơ đồ mô tả quá trình tính toán
2.2 Công cụ sử dụng trong tính toán
2.3 Đề xuất các kịch bản tính toán dự báo nguy cơ ngập lụt ven biển các tỉnh Thanh Hóa, Thừa Thiên Huế, Quảng Ngãi
3. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ TÍNH TOÁN DỰ BÁO NGẬP LỤT VEN BIỂN CÁC TỈNH THANH HÓA, THỪA THIÊN HUẾ, QUẢNG NGÃI
3.1. Nội dung tính toán
3.2. Kết quả dự báo ngập lụt ven biển tỉnh Thanh Hóa, Thừa Thiên Huế, Quảng Ngãi
4. KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Trương Văn Bốn, Nguyễn Ngọc Quỳnh và nnk: Nghiên cứu tác động của nước dâng do bão đến ngập lụt vùng ven biển khu vực Bắc Trung Bộ. Hội nghị khoa học chương trình KHCN cấp Nhà nước KC-08. Đà Nẵng ngày 17/4/2014
[2] Trương Văn Bốn và nnk: Báo cáo một số kết quả nghiên cứu tính toán nguy cơ ngập lụt bởi nước dâng do siêu bão vùng ven biển tỉnh Quảng Ngãi. Báo cáo Bộ trưởng – Trưởng ban phòng chống lụt bão Trung Ương. Hà Nội ngày 04/9/2014.
[3] Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam. Báo cáo về nguy cơ ngập lụt do nước dâng trong bão mạnh/siêu bão tại vùng ven biển một số tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Hà Nội ngày 17/10/2014.
Xem bài báo tại đây
Tác giả: Trương Văn Bốn, Nguyễn Ngọc Quỳnh, Vũ Văn Ngọc
TẠP CHÍ KH&CN THỦY LỢI