13 Tháng 11

Trong công tác quản lý phòng chống lũ lụt thời gian gần đây, dưới sự hỗ trợ kỹ thuật của các chuyên gia Nhật bản, khái niệm và phương pháp lập quy hoạch lũ tổng hợp do tổ chức khí tượng thế giới (WMO) xây dựng và phát triển đã được bắt đầu áp dụng ở 1 vài lưu vực sông của Việt Nam...

Bài báo sẽ nêu khái quát về thực tế của công tác quy hoạch lũ theo cách truyền thống đã thực hiện ở Việt Nam cũng như các phân tích cụ thể hơn về cách tiếp cận hiện đại và nội dung lập kế hoạch quản lý lũ tổng hợp theo các hướng dẫn của tổ chức khí tượng thế giới (WMO).

1. MỞ ĐẦU

Phòng chống thiên tai do lũ lụt được coi là nhiệm vụ ưu tiên trong chiến lược Quốc gia phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai được thủ tướng chính phủ phê duyệt ngày 16/11/2007.

Trong nhiều năm qua, công tác lập quy hoạch và thực hiện các giải pháp phòng chống  lũ, giảm nhẹ tác động thiên tai do lũ lụt đã được thực hiện trên hầu hết các lưu vực sông ở Việt Nam và trong thực tế đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận.

Bên cạnh các kết quả đạt được cũng nảy sinh những vấn đề cần quan tâm trong công tác quản lý phòng chống lũ đối với 1 lưu vực sông  đó là:  hạn chế về phạm vi không gian của lưu vực sông (vùng cửa sông và bờ biển lân cận cửa sông gần như bị bỏ ngỏ), việc triển khai các giải pháp trong quy hoạch phòng chống lũ có sự sự chồng chéo, thiếu sự phối hợp thực hiện, đồng thời các vấn đề sử dụng đất, phát triển bền vững về kinh tế, xã hội, môi trường, quản lý rủi ro thiên tai trên vùng đồng bằng ngập lũ thuộc lưu vực sông chưa được xem xét đầy đủ.

Bài báo này sẽ  tóm tắt, khái quát các khái niệm, phương pháp tiếp cận hiện đại và rất thực tiễn trong quản lý lũ do các chuyên gia của tổ chức khí tượng thủy văn thế giới (WMO) đã xây dựng và phát triển trong thời gian gần đây cũng như tình hình thực tế của công tác quy hoạch lũ và quản lý lũ lụt đã và đang triển khai ở Việt Nam. 

2. PHƯƠNG PHÁP QUY HOẠCH VÀ QUẢN LÝ  LŨ MANG TÍNH TRUYỀN THỐNG Ở VIỆT NAM 

2.1 Khái niệm chung về quy hoạch lũ truyền thống

2.2 Các giải pháp trong quy hoạch lũ và quản lý lũ truyền thống

2.3 Phân tích và đánh giá các giải pháp tác động của quy hoạch lũ truyền thống

3. QUẢN LÝ LŨ TỔNG HỢP,  MỘT CÁCH TIẾP CẬN MỚI TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ LŨ TRÊN LƯU VỰC SÔNG

3.1 Khái niệm về quản lý tổng hợp tài nguyên nước

3.2. Khái niệm, mục tiêu và các thành phần trong quản lý lũ tổng hợp

3.3 Nội dung lập kế hoạch quản lý lũ tổng hợp

4. KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]      The Associated Programme on Flood Management (APFM), World Meteorological Organization. Intergrated Flood Management - Concept Paper: WMO  No. 1047, 2009;

[2]      AVINASH TYAGI, Director, Climate and Water. Integrated Flood Management as a Development Policy. Training Workshop on Integrated Flood Management for countries in Western Asia and the Arab region; May 2009, Tehran, Iran;

[4]      Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế. Quyết định số 14 ngày 05/01/2012 về việc ban hành Kế hoạch quản lý lũ tổng hợp lưu vực sông Hương tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020.

Xem bài báo tại đây

Tác giả: Nguyễn Ngọc Quỳnh, Đặng Hoàng Thanh
Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam

Theo TẠP CHÍ KH&CN THỦY LỢI