Trong thực tế mô hình vật lý đã được sử dụng như một công cụ rất hiệu quả trong nghiên cứu khoa học, nó cho phép mô phỏng các quá trình động lực học của dòng sông hoặc khu vực cửa sông ven biển một cách trực quan và sát với thực tế…
Ngày 27 tháng 6 năm 2018, Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Định đã phê duyệt phương án phòng chống lũ lụt vùng hạ du hồ chứa nước Định Bình do Liên danh Phòng Thí nghiệm trọng điểm Quốc gia về động lực học sông biển - Viện Khoa học Thủy lợi miền Trung và Tây Nguyên lập phương án. (theo Quyết định số 2171/QĐ-UBND của chủ tịch UBND tỉnh Bình Định)
Các công trình hồ thủy điện trên thượng nguồn hệ thống sông Mã lần lượt được xây dựng đã và đang có ảnh hưởng tới hạ du sau một số năm vận hành. Hiện tượng xói phổ biến gây hạ thấp lòng dẫn hệ thống sông đã xuất hiện...
Nhiều năm trở lại đây, các công trình thủy lợi thủy điện lớn, đập dâng đã và đang được xây dựng là loại đập đá đổ bê tông bản mặt. Trong thời kỳ thi công thường căn cứ vào yêu cầu kinh tế, kỹ thuật để lựa chọn sơ đồ, giải pháp dẫn dòng thi công hợp lý...
Xả lũ thi công qua đoạn đập đá đổ đắp dở, vận tốc dòng chảy gây xói lở mái hạ lưu đập và lòng sông sau đập, do đó nghiên cứu kết cấu gia cố bảo vệ an toàn đập đá đổ đắp dở khi xả lũ thi công rất quan trọng. Bài viết nêu kết quả nghiên cứu dạng kết cấu khung thép bỏ đá gia cố mái hạ lưu đập đá đổ đắp dở.
Điều kiện biên tính toán trong các mô phỏng được thực hiện bởi mô hình toán có vai trò đặc biệt quan trọng, quyết định tính đúng đắn của kết quả. Trong nhiều điều kiện biên khác nhau tùy theo chế độ mô phỏng có thể bao gồm mực nước, dòng chảy, sóng, gió...Việc đáp ứng đầy đủ số liệu, đồng thời tính cập nhật của dữ liệu là vấn đề quan trọng trong nghiên cứu. Trong bài báo này trình bày việc sử dụng số liệu từ nguồn số liệu sóng toàn cầu được mô phỏng bởi WWIII đã được hiệu chỉnh và kiểm định qua số liệu vệ tinh NOAA.
(Mard - 23/03/2017) - Triển khai phương án phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn mùa khô 2016 - 2017, UBND tỉnh Kiên Giang chỉ đạo ngành chức năng kết hợp các địa phương đắp đập và đóng cửa các cống thủy lợi để ngăn mặn, giữ ngọt phục vụ sản xuất, sinh hoạt của nhân dân. Trong thời gian ngăn mặn và giữ ngọt này, hệ thống sông, rạch trên địa bàn thành phố Rạch Giá (Kiên Giang) đứng trước nguy cơ ô nhiễm nghiêm trọng, nhất là lúc cao điểm của mùa khô (tháng 4 và tháng 5).
Những ảnh hưởng do con người gây ra cùng với tác động của biến đổi khí hậu, sông suối miền Trung, đặc biệt là hệ thống sông Vu Gia - Thu Bồn có nhiều diễn biến phức tạp. Hơn mười năm nay, những biến động trên hệ thống Vu Gia - Thu Bồn đã ảnh hưởng rất lớn tới dân sinh kinh tế xã hội Thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam.
Đây là nội dung chính của Đề tài “Nghiên cứu cơ sở khoa học và đề xuất giải pháp nhằm cải thiện hiện tượng nước đục ở vùng biển Đồ Sơn, Thành phố Hải Phòng”, Mã số: KC08.34/11-15 do ThS. Hồ Việt Cường và các cộng sự thuộc Phòng thí nghiệm trọng điểm về Động lực học sông biển, Viện Khoa học Thủy lợi - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai từ tháng 1/2014 đến nay.
Nhám gia cường là một trong những giải pháp thiết kế hiệu quả được ứng dụng nhiều cho công trình có dòng xiết nhằm tăng độ sâu, giảm lưu tốc dòng chảy. Theo truyền thống, nhám thường được bố trí ở các vị trí công trình có vận tốc dòng chảy lớn hơn vận tốc cho phép không xói của vật liệu xây dựng còn trên phương diện bố trí nhám gia cường nhằm tiêu hao và tổn thất năng lượng dòng chảy chưa được chú ý nghiên cứu